Home About us Faq Resource Credits
Geisha
posted on March 4, 2013 | + comment (1)

Geisha (芸者), Geiko (芸子) hay Geigi (芸妓)

Geisha (芸者 - nghệ giả) nghĩa đen là con người của nghệ thuật (gei = nghệ thuật, sha = giả). Geisha là một người nghệ sĩ được đào tạo bài bản các loại hình nghệ thuật truyền thống như múa, hát, đánh đàn, thư pháp...

Geiko (芸子), là một cách gọi khác cho geisha, thường được sử dụng ở cố đô Kyoto.

Geigi (芸妓), nữ nghệ sĩ (gei = nghệ thuật, gi = cô gái).


Geiko tại Miyagawa Cho Shinnen-Aisatsu (lễ mừng năm mới)

Có nhiều điều về geisha hơn là bộ kimono lộng lẫy, lớp phấn trang điểm hay mái tóc cầu kì...con đường trở thành một geisha đầy những khó khăn, thử thách, họ phải bỏ ra rất nhiều công sức, liên tục rèn luyện, nỗ lực không ngừng nghỉ.

Trước đây, các geisha được rèn luyện ngay từ nhỏ, các bé gái từ các gia đình nghèo hay quý tộc sa sút được gửi đến các okiya (nơi ở và học tập của các geisha/maiko) để học tập và trải qua một quá trình đào tạo nghiêm ngặt để trở thành một geisha.


Ban đầu họ phải lau dọn, giặt giũ, làm việc vặt trong okiya, sau đấy đi theo phụ giúp cho các geisha tiền bối để tiếp thu kinh nghiệp, đồng thời phải học múa, hát, cắm hoa, trà đạo, thư pháp, rót rượu và trò chuyện cùng khách... Bằng sự tao nhã, duyên dáng, tài ăn nói và các điệu múa lời ca để làm vui lòng khách. Có thể nói, geisha không chỉ là các cô gái xinh đẹp, yêu kiều mà còn cầm kì thi họa, tài sắc vẹn toàn.


Một điều thú vị là, ít ai biết những geisha đầu tiên hầu hết là nam giới, họ được gọi là hokan (幇間) hay taikomochi (太鼓持) - được xem bậc thầy trong việc mang lại không khí vui vẻ cho các buổi tiệc: họ thường kể những câu chuyện vui, trình diễn kĩ năng, chơi trò chơi và uống sake. Những buổi tiệc này, cũng giống như với geisha, rất đắt đỏ và sa hoa...

Taikomochi Shichiko đã từng nói đùa rằng "taikomochi agete suideno taikomochi" - nghĩa là một người đàn ông dành hết cả thời gian và tiền bạc vào taikomochi đến nỗi khuynh gia bại sản, bị vợ bỏ, cuối cùng tay trắng và tự mình trở thành một taikomochi.

Taikomochi là những nghệ sĩ tài hoa, hài hước, dí dỏm... Vào thời hoàng kim của họ, ở Nhật Bản có đến 5 - 6 trăm taikomochi. Đáng tiếc ngày nay những nghệ nhân taikomochi còn lại rất ít, hầu như biến mất hoàn toàn.

Maiko (舞子) hay còn gọi là Maigi (舞妓) hoặc Hangyoku (半玉)

Maiko (舞子 - vũ kĩ) là những geisha tập sự (mai = múa hát, ko = đứa trẻ), một maiko phải dành từ 4 đến 5 năm học tập các kĩ năng để có trở thành một geisha thực thụ.


Trong lịch sử, nhiều geisha bắt đầu sự nghiệp từ khi còn rất nhỏ, thậm chí có đứa bé mới 3 hay 5 tuổi đã được đưa về okiya (nơi ở và học tập của các geisha/maiko) để bắt đầu học nghề.
Ngày nay, vì các lý do khác nhau, maiko thường vào nghề sau khi tốt nghiệp cấp 2, khoảng 15 - 16 tuổi.

Shikomi - bước đầu tiên để một cô gái trẻ trở thành maiko: các shikomi thường dọn dẹp, phụ giúp việc vặt trong okiya, đồng thời đi theo các oneesanokasan để học hỏi kinh nghiệm.
Ngoài ra, các shikomi cũng đến trường để bắt đầu học các nghệ thuật biễu diễn cơ bản: đàn shamisen (một loại đàn có ba dây của Nhật), thổi sáo, chơi trống và múa cổ truyền...

Minarai - có thể hiểu là "học bằng cách quan sát". Trong thời gian này, minari-san bắt đầu mặc các trang phục giống maiko và được tham dự các bữa tiệc chiêu đãi để làm quen, hoàn thiện các kĩ năng.. Nhưng vì các cô vẫn chưa hẳn là một maiko, đai obi (thắt lưng) của minarai-san chỉ được thắt với nửa độ dài mà thôi.


Lễ Misedashi

Một shikomi muốn trở thành maiko phải tìm cho mình một oneesan - một geisha lớn hơn trở thành người hướng dẫn cho mình. Các geisha này không nhất thiết phải ở cùng một okiya, nhưng hầu hết là vậy.
Theo truyền thống, maiko mới sẽ thực hiện san san kudo để chứng minh lòng trung thành và sự gắn bó với oneesan, được tổ chức công khai ở nhà hát kaburenjo, thường có tiệc tùng sau đó.

Nghi thức misedashi là để một maiko được xuất hiện trước công chúng, tên và biểu ngữ của maiko sẽ được công bố với khách hàng quen thuộc và các thành viên trong hanamachi. Trong vòng ba ngày, maiko mới sẽ mặc bộ kimono màu đen trang trí với biểu tượng của gia đình và bắt đầu đến các ochaya/okiya trong hanamichi trong để chào hỏi, giới thiệu bản thân.


Maiko trong ngày misedashi 009.gif (35×15)

Maiko henshin - hầu hết các maiko/geisha mà bạn nhìn thấy trên đường phố vào ban ngày ở Kyoto không phải một maiko thực sự, thường là khách du lịch trả tiền để được trang điểm và ăn mặc như maiko trong một ngày hoặc các cô gái được thuê đóng giả làm maiko để chụp ảnh với du khách tham quan..

Du khách ăn mặc như maiko

Lễ Mizuage (水揚げ)

Được xem là nghi lễ trưởng thành để trở thành một geisha.
Trong ngày này, những người đàn ông có danh vọng, quyền lực sẽ đấu giá để dành quyền lấy đi sự trinh bạch của maiko.
Điều này, theo thực tế ngày nay đã trở nên lỗi thời.


Lễ Erikae (襟替え)

Sau lễ mizuage, maiko sẽ chính thức công nhận là một geisha, từ giờ cách ăn mặc, trang điểm, cách ứng xử và nghĩa vụ của họ đã thay đổi, các cô được phép "thay cổ áo" - bắt đầu mặc cổ áo màu trắng thay cho màu đỏ.
Đồng thời kiểu tóc của họ cũng chuyển từ momoware (kiểu tóc trái đào) sang shimada, kiểu tóc của những người trưởng thành...

Trở thành geiko chính thức.

Danna (旦那)
Theo truyền thống trong quá khứ, một geisha chính thức có thể có danna - thường là một người đàn ông có địa vị, tiền bạc. Họ sẽ là người chi trả những khoản tiền đắt đỏ cho việc huấn luyện truyền và những chi phí khác.
Ngày nay, việc này đôi khi cũng xảy ra, nhưng rất hiếm.
Geisha và người bảo trợ của  mình có thể yêu nhau hoặc không, mối quan hệ giữa họ rất khó hiểu và phức tạp, ngay cả với người Nhật.

Lễ Hiki-iwai
Trong quá khứ hầu hết là khi món nợ của geisha được trả đủ (có thể do tự bản thân họ hay do danna - người bảo trợ của geisha đó), họ có thể trở về với cuộc sống xã hội bình thường.

Ngày nay có rất nhiều lý do để một geisha rời bỏ sự nghiệp: lấy chồng, làm một công việc khác, có người bảo hộ hay tuổi tác đã lớn... là các lý do thường thấy.



Một khi geisha chấm dứt sự nghiệp của mình, sẽ có một buổi lễ giải nghệ gọi là hiki-iwai được tổ chức. Trong ngày này, geisha sẽ gửi tặng đến okasan, oneesan và các đồng nghiệp khác.. một hộp cơm để tỏ lòng biết ơn và kính trọng. Nếu hộp cơm được nấu bằng gạo trắng, được hiểu là geisha đó sẽ không bao giờ trở lại hanamichi nữa, còn nếu nó được nấu lẫn với gạo đỏ và đậu đỏ nghĩa là có thể ngày nào đó họ có thể quay trở lại.

Ý nghĩa của truyền thống này là, không quan trọng họ quyết tâm ra đi thế nào, nếu giấc mơ của họ không thành hiện thực và phải quay về, họ sẽ luôn được chào đón một cách ấm áp.
Đây là một truyền thống đã có từ rất lâu đời.

 


Hanamachi (花街)
Các geisha hiện đại vẫn sống ở ngôi nhà truyền thống gọi là okiya trong hanamachi (花街 - thành hoa)
Ngày nay, chỉ còn 6 hanamachi còn tồn tại ở Kyoto:

Trong đó có 5 geiko hanamachi là: Gion Kobu, Gion Higashi, Miyagawacho, KamishichikenPontocho, gọi chung là "Kyoto Gokagai".

Hanamachi còn lại là khu phố hoa ở Kyoto, Shimabara. Sau khi luật chống mại dâm được ban hành vào năm 1957, chỉ còn lại một ageya - Sumiya và một okiya - Wachigaiya là vẫn còn duy trì phục vụ như một bảo tàng để bảo tồn giá trị lịch sử truyền thống của quận đèn đỏ này. Ngày nay, vẫn có những cô gái biễu diển và ăn mặc và phục vụ như yuujo (kĩ nữ) ở Wachigaiya, tất nhiên trừ các hoạt động tình dục.

Biểu tượng của các 5 geiko hanamachiKyoto

faq_gionhigashi.gif (70×70) faq_pontocho.gif (75×70) faq_miyagawacho.gif (70×70)
faq_gionkobu.gif (70×70)faq_miyagawacho.gif (70×70)

Thanks to wiki, immortalgeisha, geishagold, google, flickr.
All images are clickable and link to their original source.
Haruka 

Labels: , , , , , , , , , , , , , , , , , ,